5 BƯỚC MARKETING CHO DOANH NGHIỆP Posts by : STEVE THAI

   Một kế hoạch marketing cho bạn một bản đồ dẫn đường, qua đó bạn có thể điều khiển hoạt động công ty của mình. Một kế hoạch marketing có thể giúp bạn nhận diện được những khách hàng; đánh giá được các dữ liệu của công ty; theo dõi được các kết quả, qua đó bạn biết được công việc đã tiến hành ra sao. Sau đây là 5 bước mà các chuyên gia đã tổng kết có thể giúp bạn lên được một kế hoạch marketing cho doanh nghiệp của mình. 

   Bước 1:  Định vị sản phẩm của bạn  
   Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn mập mờ giữa: xúc  tiến, quảng cáo, và liên hệ với công chúng. Đó là các  thông điệp hoặc một cuộc vận động, bản thân nó không  phải là marketing. Bốn chữ P của marketing là:  
   1. Sản phẩm (Product): có sản phẩm hoặc dịch vụ  đúng cho thị trường của bạn. 
   2. Giá (Price): bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn  với một giá mà làm cho khách hàng của bạn cảm thấy  đó là một giao dịch tốt. 
   3. Xúc tiến (Promotion): tạo ra được những nhận  thức phù hợp thông qua rất nhiều lối, bao gồm, in ấn -  thư trực tiếp, các cuốn sách mỏng, các bưu thiếp, trên ti  vi hoặc radio, quảng cáo trên báo hoặc tạp chí, kể cả  trực tuyến, v.v... 

   4. Địa điểm (Points): phân phối các sản phẩm của  bạn đến những nơi mà những khách hàng mục tiêu của  bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó.  

   Bước 2:  Biết khai thác trí tuệ của bạn  
   Để xác định cách marketing phù hợp cho công ty bạn,  nên tổ chức những cuộc họp động não, có mặt các cố  vấn mà bạn tin cậy, gồm người nhà, bạn bè, nhân viên  hoặc vài nhà chuyên môn khác. Cuộc họp cần hết sức  tập trung, không ai được mang điện thoại vào phòng họp.  Trong các cuộc họp này cần tập trung khai thác các  câu hỏi đại loại như: Bạn đang bán cho ai? Những khách  hàng đó cần gì? Sản phẩm hay dịch vụ của bạn phân  biệt ra sao qua sự cạnh tranh? Những chiến thuật marketing  nào sẽ làm cho các sản phẩm của bạn là đáng  chú ý? Những cố gắng marketing thường cần được sử  dụng ra sao và khi nào? Bạn có thể suy xét bằng cách  khai thác các phiên họp này và rút ra được những gợi ý  và những ý tưởng hay nhất.  Bắt đầu nên ghi chép trên giấy. Mô tả trạng thái và  quy mô thương trường của bạn, lượng bán và phân  phối sẽ thực hiện ra sao, khách hàng mục tiêu của  bạn (tuổi tác, thu nhập, các địa điểm và các mô hình  mua hàng) và tỷ lệ các sản phẩm của bạn như thế  nào so với các đối thủ.  

   Bước 3:  Lắng nghe các khách hàng  
   Sau đó bạn cần phải biết các khách hàng phản ứng  ra sao đối với chất lượng và giá cả, với dịch vụ và giao  hàng của bạn, với hình ảnh và thương hiệu v.v... tóm lại  là mọi thứ có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.  Để phát hiện xem khách hàng suy nghĩ những gì thì  chỉ bằng cách hỏi họ. Điều tra một số khách hàng hiện  nay của bạn cũng như những khách hàng bạn muốn có họ. Gọi điện thoại cho cá nhân hoặc gửi cho họ những  điều tra qua thư điện tử hoặc bưu thiếp. Các chủ doanh  nghiệp thường ngạc nhiên về những điều khách hàng  nói. Ví dụ, một công ty được biết qua cuộc điều tra rằng  nhân viên tiếp tân của họ đã cáu kỉnh trên điện thoại đối  với nhiều khách hàng. Vậy thì bạn sẽ biết được những gì  nếu như bạn không hỏi các khách hàng?  Dựa trên những gì bạn đã biết, chuẩn bị một bản  phân tích, nhằm xây dựng lại công ty của bạn theo các  cách mới dựa trên một số nét chính như: điều gì làm cho  doanh nghiệp của bạn phát triển thịnh vượng? Điều gì  dễ làm bạn bị tổn thương? Các cơ hội: những điều kiện  hoặc những đoạn thị trường nào có thể dẫn đến tăng  trưởng? Các đối thủ có thể sẽ bất ngờ đánh tạt sườn  bạn ra sao? 

   Bước 4:  Vạch kế hoạch  
   Bây giờ bạn đã hiểu một cách khái quát về các  khách hàng và những điều kiện thị trường, bạn có thể  vạch ra kế hoạch cho mình. Kế hoạch này không cần  phải như một tài liệu chính thức, nhưng ít ra thì cũng nên  viết ra một đề cương để chia sẻ với nhân viên và các  nhà tư vấn bên ngoài và cũng để tham khảo sau này.  Kế hoạch này gồm: Một tóm tắt về vị trí thị trường của  bạn và những mục tiêu; một xác định về những gì bạn  trông đợi hoàn thành trong một giai đoạn thời gian đặc  biệt (ví dụ cụ thể, chúng ta sẽ bán được bao nhiêu sản  phẩm trong quý(quarter) IV này); một danh sách những  thị trường mục tiêu, bao gồm cả các đoạn thị trường và  các khu vực; một chiến lược phù hợp cho mỗi thị trường;  những chi phí và các nguồn sẽ được rót ra sao; các  chiến lược cạnh tranh: bạn sẽ đáp ứng như thế nào đối  với các đối thủ của bạn, ví dụ nếu một đối thủ hạ thấp  giá của họ?

    Bước 5:  Theo dõi các kết quả  
   Chủ yếu bạn phải tiến hành liên tục so sánh sản  phẩm và dịch vụ của mình với các đối thủ có tên tuổi,  mà thường là những công ty được thừa nhận là hàng  đầu. Có như vậy mới đánh giá được, liệu các cố gắng  marketing của bạn có được bù đắp hay không. Hoặc là  bạn cần suy nghĩ lại các bước đi của mình, tính toán  hạng, loại và chi phí của những truyền đạt marketing và  so sánh với các dự đoán trước của công ty.  Ngoài ra, cần phải xem lại kế hoạch marketing hàng  năm để biết liệu có phải xem xét lại mục tiêu nào của  mình hay không.  

 

» Related Articles: